Trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam có Tam phủ và Tứ phủ. Hai định nghĩa này khác nhau và tượng thờ Tứ phủ cũng khác với tượng thờ Tam phủ. Cùng Hiệp Thủy tìm hiểu xem tượng thờ Tứ phủ trong tín ngưỡng Việt Nam như thế nào trong bài viết chia sẻ sau đây nhé!
Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt Nam
Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng thuần Việt, có lịch sử lâu đời và có sự thích ứng với sự biến chuyển của thời gian, thay đổi của xã hội.
Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Mẫu
Tục thờ Mẫu từ thời Tiền sử, khi người Việt thờ các thần linh của vũ trụ, của thiên nhiên, kèm thêm chế độ mẫu hệ, nên Thánh Mẫu hay Nữ thần mẹ là bậc siêu nhiên có giá trị tâm linh to lớn. Trải qua sự phát triển của loài người, tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển mạnh hơn với tín ngưỡng Tam phủ và Tứ phủ.
Tín ngưỡng thờ mẫu là tín ngưỡng có từ lâu đời
Loại hình nghệ thuật nào gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu
Hiệp Thủy xin trả lời với các bạn rằng đó là Chầu văn hay còn gọi là hát văn. Đây là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của người Việt và đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với lời được trau chuốt tỉ mẩn, nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát hầu thánh. Thời thịnh vượng nhất của Chầu văn là cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Chầu văn là loại hình nghệ thuật gắn liền với tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng tới điều gì?
Tín ngưỡng thờ mẫu tôn thờ nữ thần, mẫu thần. Tín ngưỡng thờ Mẫu hướng đến cuộc sống hiện tại của con người, với mong cầu cuộc sống may mắn, sức khỏe và tài lộc. Mong cầu này có ở hầu hết các tín ngưỡng của Việt Nam, mong muốn cuộc sống đầy đủ, no ấm, hạnh phúc hơn. Mẫu dạy con người sống lương thiện hơn, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà và biết ơn những người có công với dân với nước.
Tín ngưỡng thờ Mẫu tôn thờ mẹ tự nhiên và khoảng 50 vị thần khác nhau trong đó có những nhân vật lịch sử có công với dân tộc hay đã được dân gian truyền thuyết hóa, như Đức Thánh Trần, chính là Trần Hưng Đạo. Tín ngưỡng thờ Mẫu cũng không hề phân biệt chủng tộc, sẵn sàng tiếp nhận đa văn hóa khác nhau.
Tượng thờ Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam
Để tìm hiểu tượng thờ Tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam như thế nào, cùng Đồ gỗ Hiệp Thủy tìm hiểu xem nguồn gốc của Tứ phủ và hệ thống thần linh trong Tứ phủ gồm những ai, chúng ta sẽ biết được tượng thờ Tứ phủ có gì đặc biệt.
Nguồn gốc của Tứ phủ trong văn hóa tín ngưỡng dân gian
Trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Tứ phủ chính là một tín ngưỡng nằm trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của nước ta. Như phần nội dung bài viết ở trên, tín ngưỡng thờ Mẫu sau quá trình phát triển đã hình thành Tam phủ và Tứ phủ.
Hệ thống thần linh trong Tứ phủ?
-
Tam phủ và Tứ phủ có quan hệ mật thiết với nhau.
-
Tam phủ là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần tiên của ba miền (vùng trời, vùng đất và vùng nước): Thiên Phủ, địa phủ và thoải phủ.
-
Thiên phủ: bao gồm các vị thần linh cai quản bầu trời
-
Địa phủ: bao gồm các vị thần linh cai quản vùng đất đai
-
Thủy phù: bao gồm các vị thần linh cai quản miền sông nước.
-
Tứ phủ ra đời sau Tam phủ, bổ sung thêm Nhạc phủ, bao gồm các vị thần cai quản miền rừng núi. Tứ phủ còn được gọi là Tứ phủ công đồng.
Vậy Tứ phủ bao gồm những Mẫu nào?
-
Thiên Phủ, là mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên), làm chủ mây mưa, gió bão, sấm chớp. Ở miền Bắc, mẫu Thiên là Liễu Hạnh công chúa, cũng được coi là Mẫu địa phủ. Tuy nhiên ở một số vùng miền khác, thì Mẫu Thiên là một nữ thần của người Chăm.
-
Nhạc phủ, là mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn), trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh
-
Thủy phủ, là mẫu đệ tam (mẫu Thoải), giúp con người trông coi và phù hộ nghề lúa nước và ngư nghiệp
-
Địa phủ, là mẫu tứ (mẫu Địa), là nguồn gốc của mọi sự sống có trên trái đất.
Tượng Tam tòa thánh mẫu
Tượng thờ Tứ phủ gồm những tượng nào?
Tượng thờ Tứ phủ phải đầy đủ các vị thần linh như Chư phật, vua cha, thánh mẫu, quan lớn, Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ ông Hoàng, Thánh cô, Thánh cậu, Ngũ hổ, Ông Lốt. Ngoài ra, một số nơi còn có các quan văn, võ tươgns, tả hữu hầu cận, cùng ngàn vạn thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng hiện. Tuy nhiên, tượng các quan văn cho đến thần tướng, bộ hạ ít được tạc, chỉ tạc các vị thần linh từ chư phạt cho đến ông Lốt là nhiều.
Bạn có thể quan tâm:
Tượng thờ quan công có ý nghĩa gì trong phong thủy
Rước tài lộc về nhà nhờ có tượng ông Thần Phát
Cách sắp xếp trên ban thờ Tứ phủ
Thông thường, bên trong điện thờ Tam Tứ phủ gồm có ba ban chính:
-
Ban ở giữa là Ban tam tứ phủ công đồng
-
Bên phải (nhìn từ phía người hành lễ) là ban Trần Triều
-
Bên trái là Ban Sơn Trang
Tại ban công đồng, tượng thờ Tứ phủ được đặt theo cấu trúc bao gồm các lớp tượng như sau:
-
Lớp trên cùng: Ở đây sẽ đặt tượng thờ Quan thế âm bồ tát hoặc tượng phật nghìn mắt nghìn tay. Lớp thứ hai là tượng Ngọc Hoàng Thượng đế, hai bên đặt hai quan Nam Tào, Bắc Đẩu
-
Lớp thứ ba là Tam tòa thánh Mẫu
-
Lớp thứ tư là Tượng ngũ vị tôn ông
-
Lớp thứ năm là tượng tứ phủ chầu bà
-
Lớp thứ sáu là tượng Tứ phủ ông Hoàng (Ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười)
-
Lớp thứ bảy là tượng tứ phủ thánh cô
-
Lớp thứ tám: dưới gầm ban Công đồng thờ ngũ hổ, quan bạch quan xà (ban bạch xà có nơi nằm vắt ngang trên điện)
Tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay
Ngoài ra, hai bên bàn thờ Tứ phủ đặt thêm tượng hai cậu bé ở phía dưới hai bên. Phía ngoài điện thờ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu, đôi khi lầy cô lầu cậu được đặt phía hai bên cửa trong điện thờ. Ngoài sân điện thờ là ban thờ Mẫu Thượng Thiên.
Hiệp Thủy chúng tôi cung cấp tất cả các tượng trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ, Tam phủ của Việt Nam. Tại trang web của chúng tôi, các bạn sẽ tìm được 20 loại tượng phật và hơn 30 tượng thánh với mẫu mã khác nhau, phù hợp đa dạng nhu cầu của khách hàng.
Lập điện thờ Tứ phủ tại gia cần chú ý những vấn đề gì?
Những người có căn số thường phải lập điện để thờ cúng. Việc lập điện tại gia cũng phụ thuộc nhiều yếu tố như căn duyên của thanh đồng với nhà thánh, lòng mộ đạo muốn thờ phụng, điều kiện gia cảnh của thanh đồng. Đồ thờ Tượng phật Hiệp Thủy lưu ý bạn các vấn đề sau.
Cân nhắc kỹ trước khi lập
Những người có căn có số thì mới được lập điện, chứ không phải ai cũng lập được, và phải trình đồng mở phủ thì mới được. Và phải nhớ kỹ, theo thì dễ chứ giữ thì khó, thế nên phải giữ gìn quy tắc nghi lễ lâu dài chứ không nên lập rồi bỏ, như thế có lỗi với chư vị phật thánh.
Hơn thế nữa, cần chú ý đến người kế tục. Bởi khi lập điện, mình đã mời phật thánh đến nhà, giải điện giống như đuổi phật thánh ra khỏi nhà. Chính vì vậy, phải cân nhắc thật kỹ càng rồi mới đưa đến quyết định lập điện hay không.
Cần chú ý khi lập điện thờ tại gia
Lưu ý khi lập điện thờ
Sau khi cân nhắc kỹ càng, hãy nhớ lập điện ở những nơi thoáng mát, trang nghiêm, sạch sẽ chứ không cần phải xa hoa tráng lệ. Tùy điều kiện của mình để lập đền thờ ở mức bình thường hay xa hoa. Không phải rước đủ Tam tòa thánh mẫu, ngũ vị tôn quan, ông hoàng, tiên cô, thánh cậu, quan hổ, quan xà mới là đầy đủ.
Quan trọng nhất Hiệp Thủy vẫn lưu ý bạn là thành tâm, thế nên tượng thờ tứ phủ chỉ cần bố trị một pho tượng thánh Mẫu cũng không phải sai. Nếu không đủ điều kiện thì chỉ cần bốc bát nhang ghi rõ duệ hiệu của các vị thánh chứ không cần lễ rước tượng từ đền nào đó về cũng không sai phép tắc.
Đồ thờ tượng Phật Hiệp Thủy hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có cho mình những thông tin thật là bổ ích về tượng thờ Tứ phủ và các lưu ý khi lập tượng thờ. Mọi chi tiết các bạn có thể ghé qua website để xem các sản phẩm mới nhất của đồ gỗ Hiệp Thủy. Chúng tôi có đầy đủ các sản phẩm giúp bạn có thể lập được một điện thờ đầy đủ và uy nghiêm.
Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận