Phong tục trưng bày tượng thờ Mẫu trong tín ngưỡng của người dân Việt

Tình mẫu tử luôn là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Ai sinh ra rồi cũng được răn dạy về đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn những đấng sinh thành. Từ đó, tục thờ Mẫu xuất hiện và lưu truyền phổ biến trong dân gian. Và việc trưng bày tượng thờ Mẫu trở thành truyền thống tốt đẹp của nhiều gia đình. Đó là cách những người con thể hiện tấm lòng hiếu thảo, thành kính đối với những người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó của mình. Để tìm hiểu thêm về tín ngưỡng trưng bày tượng thờ Mẫu của người dân ta, mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Tín ngưỡng thờ mẫu là gì?

tuong-tho-mau

Quảng bá tín ngưỡng thờ Mẫu của dân tộc trước mắt bạn bè thế giới

Mang trong mình dòng máu con cháu Lạc Hồng, chắc hẳn ai trong chúng ta đều đã nghe tới tập tục thờ mẫu của dân tộc Việt Nam. 

Trong tiềm thức con người

Theo truyền thuyết ngày xưa, mẹ Âu Cơ cùng cha Lạc Long Quân đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng nở thành trăm người con cùng nhau lên rừng xuống bể gây dựng non sông đất nước. Đó chính là bài học đầu đời mà mỗi người dân đất Việt khi sinh ra đều được dạy dỗ về cội nguồn.

Tượng thờ Mẫu được lập để ghi nhớ công ơn của những Hoàng hậu, Công chúa.. Những người phụ nữ mạnh mẽ có công đánh giặc, xây dựng đất nước… Tục thờ Mẫu được dân chúng lưu truyền với ước mong phù hộ dân chúng an khang, vạn vật phát triển.

Trong cuộc sống hiện tại

Ý nghĩa của tượng thờ Mẫu trong tâm hồn của nhân dân

Trở về với thực tại, để hình thành nên huyết thống mang dòng máu “con Rồng cháu Tiên” hùng mạnh như thế. Chúng ta không thể không nhắc đến công lao to lớn của những người mẹ trong gia đình. “Mẫu” là từ Hán – Việt, còn theo nghĩa thuần Việt là mẹ. Đó là những người phụ nữ tần tảo phải trải qua muôn vàn đau đớn để sinh ra đứa con. Cả đời của một người mẹ luôn sống trong nhẫn nhịn vất vả, hy sinh thầm lặng nuôi nấng con mình khôn lớn. 

Từ đó, tục thờ mẫu hình thành trong mỗi tấm lòng người Việt như cách thể hiện lòng thành kính đối với người mẹ. Dần dần, tấm lòng biết ơn người mẹ ăn sâu vào gốc rễ, tiềm thức con người đất Việt. Trở thành niềm tin mãnh liệt của dân tộc đối với việc cưu mang, che chở, bảo bọc của người mẹ. 

Tín ngưỡng trưng bày tượng thờ Mẫu hòa quyện vào truyền thống của nhiều gia đình. Với mong muốn cầu chúc mang lại cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hòa . Gia đình hạnh phúc, con cháu đong đầy, an cư lạc nghiệp, gặp nhiều may mắn.

Nguồn gốc của tượng thờ Mẫu

Nước ta đã trải qua bề dày lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Phong tục thờ Mẫu cũng được hình thành và phát triển xuyên suốt theo chiều dài thời gian ấy.

Lịch sử hình thành và giá trị của Đạo Mẫu

Ý nghĩa tạo ra nguồn gốc thờ Mẫu

Thuở xưa, người Việt thờ các thần linh thiên nhiên như: thiên địa, nhật nguyệt, sông núi, mây mưa… Thì tín ngưỡng thờ Mẫu dùng để tôn vinh các khả năng siêu phàm điều khiển được thiên nhiên.

Tượng thờ Mẫu có nguồn gốc xã hội sâu xa được ra đời trong chế độ Mẫu hệ. Bắt đầu từ việc cung kính, tôn thờ các vị nữ thần, mẫu thần, thờ mẫu tam phủ, tứ phủ Trong cuộc sống mưu sinh vất vả, con người phải dựa vào thiên nhiên và lấy thiên nhiên làm quy luật. Việc tôn thờ các đấng tối cao như Mẫu giúp họ được bảo trợ trước mọi tai ương và cứu cánh mọi đau khổ bất hạnh.

Thời gian và địa điểm xuất hiện tục thờ Mẫu

Tượng Quốc Mẫu – mẹ Âu Cơ

Cho đến ngày nay, chúng ta vẫn chưa xác định chính xác được thời gian xuất hiện tín ngưỡng thờ Mẫu. Ở một số trang sách nghiên cứu về lịch sử, tập tục thờ Mẫu ra đời vào khoảng thế kỷ III hoặc thế kỷ II Trước Công Nguyên. Miền Bắc là nơi hình thành đầu tiên và lưu truyền tượng thờ Mẫu trong nhân gian ta.

Tập tục tôn sùng tượng thờ Mẫu

Nhìn chung, truyền thống của tập tục thờ Mẫu đều thể hiện tấm lòng tôn sùng các vị thần linh là nữ. Nhưng công tác thờ cúng từng vị thần trong dân gian không hoàn toàn đồng nhất. Nghĩa là đối với mỗi vị thần Mẫu khác nhau sẽ có những hình thức tập tục tôn sùng, trưng bày tượng thờ Mẫu khác nhau.

Trong một số nghiên cứu, nguồn gốc hình thành tục thờ Mẫu của Việt Nam được kết hợp hòa quyện bởi tín ngưỡng bản địa và những ảnh hưởng từ các đạo giáo khác. Theo đó, việc sử dụng tượng thờ Mẫu làm thần tượng sẽ mang đến các quyền năng tối cao. Tạo ra khả năng sinh sôi, bảo bọc, che chở cho con người.

Những vị thần trong tục thờ Mẫu

Tục thờ Mẫu là một nét đẹp truyền thống cao đẹp của người Việt Nam. Khi đến thăm các ngôi chùa, ngồi đền, đình làng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các tượng thờ Mẫu được thờ cúng cẩn thận.

Thần tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Thánh Mẫu là các vị thần trong trời đất

Quan niệm nhân gian đã truyền lại sức mạnh tối cao của các vị Thánh Mẫu. Đó là các vị thần linh như Phật Quan Âm Bồ Tát với khuôn mặt nữ thần. Hay Đức Phật Bà Quan Âm sở hữu Thiên Phủ - Thiên Nhãn (nghìn tay, nghìn mắt). Ngoài ra còn có các vị nữ thần có quyền năng siêu cao để cai quản sông nước, vũ trụ.

Thánh Mẫu là con người trong truyền thuyết

Phần lớn tập tục truyền thống của dân tộc ta bắt nguồn từ ca dao thần thoại. Chính ông cha tổ tiên ta đã lấy câu ca tiếng hát làm phương thức lưu truyền lịch sử, đạo lý để răn dạy con cháu về sau. Và dĩ nhiên, tục Thánh Mẫu được truyền lại cũng xuất phát từ các câu thần thoại, huyền thoại, truyện kể dân gian như thế. Từ ngữ Thánh Mẫu có ý nghĩa tôn vinh các mẫu nghi thiên hạ như Quốc Mẫu (mẹ Âu Cơ), Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn.

Các giai thoại phổ biến về Thánh Mẫu nói về ba vị: Mẫu Thượng Ngàn, Liễu Hạnh và Mẫu Thoại. Ngoài ra, những thông tin về tượng thờ Mẫu còn được ghi lại trong các quyển sách cổ như “Việt điện u linh”. Mà bất cứ ai mong muốn tìm hiểu sâu xa về giai thoại Thánh Mẫu đều có thể nghiên cứu.

Tượng thờ Mẫu có công với đất nước

Tín ngưỡng thờ Mẫu ăn sâu vào tâm hồn con người

Trong tục thờ Mẫu, nhân gian còn thờ phụng các vị tướng lĩnh nữ, các vị anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu. Hoặc những nhân vật tượng trưng cho phẩm chất “công, dung, ngôn, hạnh” tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Những người có công dạy nghề như bà tổ dâu tằm Nguyệt Nga…

Mối quan hệ của các vị thần Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu phát triển cùng một số ảnh hưởng của đạo giáo từ Trung Hoa. Vì thế mà Đạo Mẫu có ba lớp: Thờ Mẫu tam phủ - tứ phủ, Thờ Mẫu thần, Thờ nữ thần. Trong đó, Mẫu tam phủ - tứ phủ là đỉnh cao của tập tục thờ Mẫu.

Các vị mẫu thần được nhân dân tôn sùng

Thánh Mẫu Liễu Hạnh được xem là vị thần Mẫu cao nhất. Khác với những vị thần còn lại, tượng thờ Mẫu của bà được thờ tại một loại hình kiến trúc đặc biệt gọi là Phủ. Một số nơi thờ cúng Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong nước ta là Phủ Dầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Phố Cát, Đền Sòng (Thanh Hóa).

Hình tượng Mẫu Liễu Hạnh trong tâm thức người Việt là người phụ nữ giỏi giang, hiểu biết, từng trải. Hình ảnh bà hư hư, thực thực thoáng tưởng bình thường nhưng thật sự có các khả năng phi thường. Đặc biệt, bà được nhân gian sùng bái và được coi là một vị thần trong danh sách “tứ bất tử” bao gồm Thánh Gióng, Thánh Tản Viên, Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Bạn có thể quan tâm:

Rước tài lộc về nhà nhờ có tượng ông Thần Phát

Hướng dẫn cách thờ tượng phật trong nhà tăng cung kính và sinh phước báu

Các hình thức thờ Mẫu

Dân tộc ta có một hệ thống tín ngưỡng hết sức phong phú và đa dạng. Để dễ phân biệt tập tục tôn thờ tượng thờ Thánh Mẫu, nhân gian chia dạng thức thờ Mẫu thành ba loại theo vị trí địa lý.

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Bắc

Miền Bắc được coi là nơi bắt nguồn của tục thờ Mẫu. Hầu như các di tích lịch sử liên quan đến thời phong kiến như cung đình, điện đài đều được xây dựng ở miền Bắc. Tại đây, hình thức thờ Mẫu phổ biến với các Mẫu thần như Quốc Mẫu, Thiên Mẫu, Vương Mẫu. Đó là việc tôn thờ Đình Triều Quốc Mẫu, mẹ Âu Cơ, mẹ của Thánh Gióng, Quốc Mẫu Tây Thiên, Tứ vị Thánh Mẫu…

Đặc biệt, khi việc tôn thờ Tam Phủ, Tứ Phủ phát triển mạnh mẽ trong nhân gian. Miền Bắc cũng là nơi xuất hiện các nhân vật như Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn…

Đền thờ trưng bày tượng thờ Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung

Ở miền Trung, đặc biệt là khu vực Nam Trung Bộ, nhân dân rất ưa chuộng tập tục thờ Mẫu. Người dân ở đây không thờ Tam Phủ, Tứ Phủ như những địa phương khác. Mà phần lớn là thờ các vị Nữ Thần và Mẫu Thần. Đó là thờ Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánh Nương, thần Thiên Y A Na…

Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Nam

Nam Bộ được coi là vùng đất mới của dân tộc Việt Nam. Việc di cư người dân từ miền Bắc xuống miền Nam ít nhiều đã có ảnh hưởng đến tập quán và phong tục dân tộc. Đó chính là lợi thế về truyền thống của miền Nam khi có sự giao thoa giữa các tín ngưỡng cũ và tiếp nhận những nét văn hóa mới của vùng đất mới. Từ đó, đời sống tâm linh của mỗi người dân miền Nam phát triển đa dạng muôn vẻ nhiều nét.

Tượng thờ Mẫu ở được người dân miền Nam tôn sùng bao gồm các vị thần như Bà Thủy Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô, Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu…

Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu

Tôn sùng tượng thờ Mẫu là một tập tục tín ngưỡng dân gian phản ánh rõ nét tâm hồn của người Việt Nam. Từ xa xưa, tính ngưỡng ấy đã có một sức sống bền bỉ và mãnh liệt. Tục thờ Mẫu phát triển đã phát triển đa dạng, uyển chuyển và thay đổi linh hoạt để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc ta. Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời từ cuộc sống đấu tranh chống thiên tai khắc nghiệt, chống ngoại xâm tàn bạo và chống cường quyền phong kiến.

Việc thờ Mẫu được xem là biểu tượng linh thiêng trong tâm tưởng con người. Đó là các vị thần linh tối thượng sáng tạo ra vạn vật muôn loài và cai quản vũ trụ. Con người tôn sùng tượng thờ Mẫu và đặt niềm tin vào các đấng thần linh ấy. Đó là cách nhân gian cầu mong có thể trải qua một kiếp người bình an. Được phù hộ độ trì, bảo bọc che chở trước mọi tai ương của tạo hóa.

Đặc biệt hơn, đức tin thờ Mẫu hướng tiềm thức con người đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. Giúp con người hiểu ra đạo lý “chân – thiện – mỹ” và sống tu nhân tích đức biết làm việc thiện. Từ đó, tập thể con người biết yêu thương, hòa thuận với nhau. Tránh xa những việc làm ác, những điều xấu xa tội lỗi.

Tôn sùng tượng thờ Mẫu giúp con người hướng thiện

Từ khi ra đời cho đến nay, tín ngưỡng thờ Mẫu góp phần to lớn trong việc hình thành hồn cốt, đạo đức, văn hóa của người Việt. Đó là những giá trị tiêu biểu được con người ghi nhận, lưu truyền và phát huy muôn đời. Tạo ra những nét tinh hoa trong bản sắc dân tộc độc đáo của người Việt Nam.

Nét đa dạng trong các giai đoạn thờ Mẫu

Quan niệm tín ngưỡng trong nhân gian phát triển rất phong phú. Đối với người dân đất Việt, nguồn sống chính của chúng ta là sản xuất nông nghiệp lúa nước. Vì thế nhân gian rất tôn sùng các vị nữ thần cai quản hiện tượng tự nhiên như mây mưa, sấm chớp, mặt trăng, mặt trời.

Đến xã hội phong kiến Đại Việt, Nho giáo trở thành đạo lý chiếm vị trí độc tôn. Nhưng Nho giáo lại ít coi trọng nữ giới và hạ thấp thân phận người phụ nữ. Khi này, việc tôn sùng tượng thần Mẫu phát triển âm thầm trong tiềm thức con người.

Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu và Phật giáo có mối quan hệ gắn bó với nhau. Do hai nét văn hóa này đều được hình thành và phát triển trên mảnh đất Việt. Cùng xuất phát từ tâm thức con người mang dòng máu Lạc Hồng. Cùng gắn bó với nền văn minh lúa nước trong những thời kỳ đầu tiên. Nên Phật Giáo và Mẫu Giáo đã nương tựa, tương giao, dung hòa, bổ sung với nhau đến tận bây giờ.

Giới thiệu về Tam Tòa Thánh Mẫu

Trong tín ngưỡng tôn sùng tượng thờ Mẫu, Tam Tòa Thánh Mẫu dùng để chỉ ba vị thánh Mẫu sáng tạo và cai quản vũ trụ. Bao gồm: 

Giới thiệu về Tam Tòa Thánh Mẫu

  • Mẫu Đệ Nhất - Mẫu Thượng Thiên là nữ thần chịu trách nhiệm cai quản miền trời.

  • Mẫu Đệ Nhị - Mẫu Thượng Ngàn là nữ thần cai quản miền rừng núi.

  • Mẫu Đệ Tam – Mẫu Thoải (Mẫu Thủy) là nữ thần cai quản miền sông nước.

Mẫu Thượng Thiên

Trong Tam Tòa Thánh Mẫu, Mẫu Thượng Thiên choàng khăn màu vàng hoặc màu đỏ. Được nhân gian thờ phụng với khả năng tạo ra mây mưa, sấm chớp, các hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến nông nghiệp.

Mẫu Thượng Ngàn

Tượng thần Mẫu của Mẫu Đệ Nhị choàng khăn màu xanh và chủ yếu được thờ tại các vùng rừng núi. Đặc biệt, Mẫu Thượng Ngàn được nhân dân ca tụng với rất nhiều cái tên như Diệu Tín Thiền Sư, Đông Cuông Công Chúa, Sơn Tinh Công Chúa, Lâm Cung Thánh Mẫu…

Mẫu Thoải Phủ

Theo truyền thuyết nhân gian, Mẫu Thoải Phủ không giáng trần. Vì thế, các đền thờ Mẫu Đệ Nhị được lập từ lòng tin và sự thành kính của nhân dân và đặt tượng thờ Mẫu ở những nơi cửa sông cửa biển.

Các nghi thức của tín ngưỡng thờ Mẫu

Phong tục tổ chức lễ thờ Mẫu tại Việt Nam

Tín ngưỡng thờ Mẫu bắt nguồn từ đời sống sinh hoạt của con người. Vì thế những lễ nghĩa, thủ tục trong tục thờ Mẫu rất gần gũi với cuộc sống hằng ngày. Ở những đền đình đặt tượng thờ Mẫu thường có các vật dụng sinh hoạt quen thuộc như trầu cau, quạt, nón, ấm nước, bình trà…Vì tính chất thờ những vị thần linh là nữ nên các vật dụng được làm bằng giấy tráng kim hoặc lụa là, vải vóc. Thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển phù hợp với tính cách nữ giới.

Màu sắc chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ thờ Mẫu là năm màu: xanh, đỏ, vàng, trắng, đen tức. Tương ứng với các màu sắc của Tam Tòa Thánh Mẫu hoặc màu sắc trong thuyết “Ngũ Phương” “Ngũ Hành” của người Phương Đông.

Một nét văn hóa thờ Mẫu đặc trưng không thể thiếu trong các ngày lễ chính là những điệu múa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Nổi bậc nhất là điệu múa nữ dịu dàng trong tấm áo tứ thân, áo chàm hòa quyện cùng các nhịp điệu cung đình xưa.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một nét tiêu biểu trong giá trị văn hóa của dân tộc ta. Đó là cách ông cha ta truyền dạy các đạo lý tôn trọng biết ơn những đấng sinh thành, đấng Thánh Mẫu, đấng Mẫu nghi thiên hạ. Việc tôn sùng tượng thờ Mẫu trở thành hồn cốt người Việt, đại diện cho những ước muốn bình an trong cuộc sống. 

Hướng con người đến những điều tốt đẹp và loại bỏ thói xấu việc ác trong cách cư xử sinh sống hằng ngày. Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu là phong tục lâu đời tạo nên sức mạnh cho dân tộc ta trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cho đến ngày nay, những tập tục tốt đẹp ấy vẫn mãi được lưu truyền và gìn giữ. Phát huy những nét sống đạo đức tốt đẹp trong tiềm thức của người dân đất Việt.

Đánh giá trung bình 0/5 ( 0 Nhận xét )
5 0
4 0
3 0
2 0
1 0
Chia sẻ cảm nhận của bạn Viết nhận xét của bạn

Mời quý khách nhập thông tin nội dung bình luận

* Rating
8961 *
Messenger